Kiến trúc Byzantine và Thánh đường xanh Sultan Ahmed vĩ đại

Thánh đường Palatina

Kiến trúc Byzantine được hình thành ở phía Đông La Mã, với những thiết kế đặc biệt như các mái vòm có đường kính lớn, các vòm cuốn gạch...được cấu tạo mạch lạc, cân bằng và logic. Thánh đường xanh Sultan Ahmed chính là minh chứng cho điều này.

Lịch sử hình thành kiến trúc Byzantine

Kiến trúc Byzantine được hình thành khi đế quốc La Mã được chia làm hai phần Đông và Tây. Phía Tây là lãnh thổ của Giáo Hoàng. Phía Đông, văn hóa không hề bị ảnh hưởng, các thành tựu kĩ thuật về kiến trúc vẫn tiếp tục được phát triển. Đế quốc Byzantine được hình thành và kiến trúc Byzantine cũng ra đời từ đó. Kiến trúc Byzantine kéo dài trong hơn một thiên niên kỉ, ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc Phục Hưng ở Châu Âu sau này. 

Góp mặt vào trường phái kiến trúc Byzantine là các nền văn hóa các nước Hy Lạp, Ai Cập, Syria, Tiểu Á. Nằm ở vị trí giáp ranh giữa Đông và Tây, kiến trúc Byzantine cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều của nền văn hóa của cả 2 vùng. Chính vì thế, ta có thể thấy rất nhiều dấu vết của văn hóa Hy Lạp - La Mã cổ trong những công trình mang hơi thở Byzantine.

Là một sự tiếp nối của kiến trúc La Mã cổ đại, với rất nhiều sự đổi mới, tiến bộ về công nghệ và phong cách, kiến trúc Byzantine dần khẳng định nét độc đáo của riêng mình. Các tòa nhà mới được xây dựng với độ khó nhiều hơn, phức tạp hơn về mặt hình học, gạch và thạch cao được sử dụng nhiều hơn ngoài mục đích trang trí, các trật tự cổ điển được sắp xếp tự do hơn. Các mái vòm phức tạp, các cửa sổ ánh sáng được thiết kế sáng tạo hơn, ánh sáng sàng lọc qua các tấm thạch cao mỏng nhẹ nhàng, kiếu sáng căn phòng khiến nội thất trở nên lung linh hơn.

Thánh đường xanh Sultan Ahmed - niềm tự hào của kiến trúc Byzantine


Thánh đường Sultan Ahmed còn được biết đến với tên gọi khác là thánh đường xanh tọa lạc tại Istanbul, thủ đô nước Thổ Nhĩ Kỳ. Sở dĩ có cái tên này là bởi phần lớn nguyên liệu được dùng để xây dựng thánh đường là đá cẩm thạch. Lịch sử ghi lại rằng để có đủ nguyên liệu đá và cẩm thạch để xây dựng, hầu hết các nguồn cung cấp cho các công trình khác đều bị gián đoạn. Sultan Ahmed là thánh đường được xây dựng sớm nhất, và là thánh đường lớn nhất thế giới được lát đá xanh trên các bức tường bên trong nhà thờ.


Kiến trúc thành đường Sultan Ahmed được coi là đỉnh cao của kiến trúc thế giới nói chung và của trường phái kiến trúc Byzantine nói riêng. Sultan Ahmed là một trong hai nhà thờ hiếm hoi ở Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế theo cấu trúc 6 tháp. Bốn tháp ở bốn góc nhà thờ được xây dựng với hình dáng giống cây bút chì gồm 3 tầng ban công, hai tháp còn lại nằm ở vị trí cuối sân ngoài và chỉ có 2 tầng ban công.

Đại thánh đường Sultan Ahmed được thiết kế theo kiểu cấu trúc bất quy tắc, vô cùng độc đáo. Mặt chính của tòa thánh đường là một khoảng sân rộng như một quảng trường đối xứng, chính giữa khoảng sân là một đài phun nước lục giác tạo cảm giác tươi mát giữa một không gian rộng lớn. Thánh đường chính được xây dựng theo phong cách xếp tầng, hướng lên với hệ thống mái vòm và bán vòm đặc trưng của kiến trúc Byzentine. Các mái vòm được chống đỡ bằng những cột trụ lớn thường được gọi là chân voi, được trang trí những họa tiết nhỏ vô cùng tinh xảo và mang đậm đặc trưng.


Bên trong thánh đường là một bảo tàng rộng lớn với hơn 20,000 viên đá lát được làm thủ công lấy họa tiết là các lại hoa tulip mang rõ nét đặc trưng của cái nhìn nghệ thuật của người Byzantine thời đó. Chưa kể đến phần nội thất đặc sắc mang màu xanh của đá cẩm thạch được lát trên khắp các cột tường và mái vòm. Chưa kể đến hơn 260 của sổ bằng kính với thiết kế phức tạp, tinh xảo, cho phép lấy ánh sáng thiên nhiên để bổ trợ và tôn lên vẻ đẹp của nội thất bên trong.


Theo thời gian, màu sắc và kiến trúc của Thánh đường xanh không còn rực rỡ như ngày đầu nữa nhưng nó vẫn là biểu tượng, là minh chứng hùng hồn cho kiến trúc Byzantine huy hoàng và rực rỡ một thời. Đồng thời, Thánh đường Sultan Ahmed cũng là điểm thu hút khách du lịch đến với Thổ Nhĩ Kỳ trong vài thế qua.

Comments