Kiến trúc La Mã cổ đại và những phát minh vĩ đại của nhân loại

Đấu Trường La Mã
Kiến trúc La Mã đã kế thừa và tiếp tục phát triển kiến trúc Hy Lạp để phục vụ vào mục đích riêng của họ. Song song với sự kế thừa, người La Mã cổ đại còn có thêm rất nhiều phát minh vĩ đại về kiến trúc và được sử dụng đến tận ngày này.

Kiến trúc La Mã cổ đại - sự kế thừa và sáng tạo không giới hạn

Kiến trúc La Mã cổ đại được hình thành vào khoảng giữa thế kỉ VIII, khi các liên minh "quốc gia thành bang" ra đời, thủ đô là Roma, bắt đầu thời kì Vương quốc. Thời gian đầu, người La Mã lấy kiến trúc Hy Lạp làm gốc và tiếp tục phát triển nó. Giống như người Hy Lạp, người La Mã cũng tiếp tục phát triển kiến trúc thức cột , cụ thể là Doric, Lonic và Corinth. Với múc đích làm phong phú hơn các dạng thức cột người La Mã đã sáng tạo ra thêm 2 loại thức cột nữa đó là Toscan vaf Compozit. Không chỉ có thế, người La Mã còn vay mượn các nước láng giềng của họ và cha ông Etruscan đã cung cấp cho họ với vô số kiến thức cần thiết cho các giải pháp kiến trúc tương lai, chẳng hạn như hệ thống thuỷ lực và xây dựng các vòm.
Cầu máng- công trình đặc trưng của kiến trúc La Mã
Cầu máng- công trình đặc trưng của kiến trúc La Mã

Những phát minh vĩ đại thay đổi lịch sử nhân loại của kiến trúc La Mã

Kiến trúc vòm
Kiến trúc mái vòm của người La Mã
Kiến trúc mái vòm của người La Mã


Mái vòm là phát minh vĩ đại của người La Mã. Thay vì sử dụng các khối đá nặng hàng tấn để xây dựng những công trình lớn như Kim Tự Tháp hay đền Partheon, người La Mã đã phát minh ra mái vòm trong khi xây dựng. Nhìn từ ngoài vào, các công trình mái vòm của người La Mã đồ sộ không kém gì kim tự tháp. Tuy nhiên, khi bước vào bên trong, không gian trở nên rộng vô tận chứ không hạn hẹp như trong các đền thờ Hy Lạp. Trung tâm của mái vòm có thể thiết kế kín hoặc hở, từ đây, các mái vòm trải rộng ra và lan tỏa theo không gian vòm, tạo thành không gian 3 chiều trên trần nhà. Nhờ đó, không gian rộng rãi và sáng sủa hơn.

Kiến trúc bán vòm cũng được người La Mã nâng lên một tầng mới
Kiến trúc bán vòm cũng được người La Mã nâng lên một tầng mới


Bê tông
Đền Pantheon
Đền Pantheon

Bê tông cũng là một trong những phát minh vĩ đại của người La Mã cổ đại. Để có được kiến trúc mãi vòm lạ mắt, người La Mã cần một loại nguyên liệu có tính kết dính tốt và bền vững với thời gian. Người La Mã tạo nên bê tông từ cao su, vôi sống, cát và tro bụi của núi lửa. Không dừng lại ở đó, bê tông luôn được cải tiến trong xây dựng để tìm ra công thức tốt nhất. Minh chứng rõ nhất cho điều này chính là đền Pantheon vẫn sừng sững với thời gian sau hơn 2000 năm lịch sử.

Hệ thống cống rãnh
Cloaca Maxima là hệ thống cống rất nổi tiếng và cũng rất bí ẩn của kiến trúc La Mã cổ đại. Thậm chí, các nhà khoa học còn đưa ra giả thuyết rằng hệ thống 2000 năm tuổi này có thể không chỉ đơn thuần là một hệ thống thoát nước thải, nó có thể còn được sử dụng làm mật đạo thoát hiểm nữa. 

Đường nước thải Cloaca Maxima
Đường cống nước thải Cloaca Maxima

Đường xá
Đường xá của người La Mã rất chắn chắn và bền vững, thậm chí được sử dụng đến tận ngày nay. Để có được điều tuyệt vời này, những con đường đã trải qua quá trình xây dựng rất cầu kì. Đầu tiên, trong khu vực dự kiến làm đường, người La Mã sẽ đào sâu 3m, sau đó lấp đầy đá nặng vào đó rồi rải cát hoặc sỏi lên trên. Cuối cùng là lớp đá phẳng được ốp xen kẽ nhau tạo thành những rãnh nhỏ để thoát nước. Với cấu trúc như thế, ta có thể kết luận lại rằng đường của người La Mã cổ đại được làm dày tới 3m và việc bị bào mòn bởi thời gian là điều không thể. 
Hệ thống đường thời La Mã
Hệ thống đường được làm từ thời La Mã cổ đại

Hệ thống sưởi
Nhiều người thường lầm tưởng, hệ thống sưởi chỉ được phát minh ra ở thời hiện đại. Tuy nhiên, cách đây hàng nghìn năm, người La Mã đã có hệ thống "điều hòa nhiệt độ" bằng những bể nước sôi. Họ sẽ xây dựng một bể nước dưới sàn nhà hoặc các cột đất sét trong nhà. Khi nước được đun sôi, hơi nước sẽ lan tỏa ra toàn bộ căn nhà và xua tan không khí lạnh lẽo, giúp căn nhà luôn ấm áp.
Hệ thống nhà sưởi của người La Mã
Hệ thống nhà sưởi 

Đường ống dẫn nước
Đường ống dẫn nước cũng là một phát minh kiến trúc vĩ đại của người La Mã. Người dân La Mã thường xuyên phải sống trong tình trạng thiếu hụt nước. Chính vì thế, các kỹ sư thời đó đã phát minh ra đường ống dẫn nước nhằm cung cấp đủ dước cho tất cả người dân. Các đường ống dẫn nước được trôn dưới chân cầu, kéo dài từ thủ đô Roma đi hết các vùng ngoại ô lân cận. Phát minh vĩ đại này của người La Mã hiện nay vẫn được mọi người sử dụng để dẫn nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Hệ thống đường cống dẫn nước của người La Mã
Hệ thống đường cống dẫn nước của người La Mã


Bánh xe nước

Nhà nổi bánh xe nước
Nhà nổi bánh xe nước

Nhà nổi bánh xe nước là phát minh vĩ đại và kinh điển của người La Mã. Các nhà nổi được làm ở giữa dòng sông, lợi dụng dòng chảy để quay bánh xe và xay ngũ cốc. Lịch sử cho thấy, bánh xe nhà nổi chính là vị cứu tinh của thành Gothic khi thành bị bao vây và không được tiếp tế lương thực. Tướng Belisarius khi đó đã quyết định cho xây nhà bánh xe nước để vừa tự sản xuất lương thực vừa thủ thành.


Cầu phao


Lịch sử loài người luôn trầm trồ thán phục trước những đợt hành quân thần tốc trong các trận đánh của người La Mã. Có được điều tuyệt vời này, người La Mã đã nhờ đến sự trợ giúp của cầu phao. Người La Mã phát minh ra cầu phao "đơn giản và tốn ít công sức, hầu như không phải can thiệp đến địa hình, không cần động cơ". Cho đến ngày nay, cầu phao vẫn luôn được sử dụng và phát huy tác dụng tối đa của nó.

Phát kiến cầu phao của người La Mã
Phát kiến cầu phao của người La Mã


Mặc dù không giỏi tính toán nhưng người La Mã lại là thiên tài trong việc tạo hình, thí nghiệm, thiết kế và xây dựng các công trình để đời. Những phát minh của họ ngày nay vẫn rất thông dụng và luôn được cải tiến để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại.


Comments