Những trường phái kiến trúc đỉnh cao của nhân loại qua mỗi thời kì

Đấu trường La Mã


Kiến trúc Gothic, kiến trúc Roma, kiến trúc Phục Hưng... là những phong trào đánh dấu bước chuyển mình trong lịch sử kiến trúc. Những công trình đỉnh cao mang đậm nét đặc trưng của từng thời kì vẫn sừng sững ngày qua ngày chứng kiến sự phát triển không ngừng của nhân loại.

5 trường phái kiến trúc và những công trình vĩ đại của nhân loại 

1. Kiến trúc Byzantine



Kiến trúc Byzantine là phong cách kiến trúc được hình thành từ Constantinopolis - thủ đô của Đế Quốc Đông La Mã. Byzantine nổi bật lên với lối kiến trúc mái vòm hình tròn kết hợp các khoảng vượt lớn. Những ô kính cửa sổ được bày trí tinh tế giúp ánh sáng được lọc qua tấm thạch cao mỏng chiếu xuống dưới giúp làm sáng một khoảng không gian trống bên trong. 


Công trình xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine đáng chú ý nhất trên thế giới có ung và thể kể tới Thánh đường Palatina.



2. Kiến trúc Roman





Kiến trúc Roman là một phong cách kiến trúc chỉ xuất hiện ở vùng Trung và Tây Âu. Được ra đời vào khoảng thế kỉ XI hoặc XII, kiến trúc Roman phát triển mạnh mẽ và tập chung chủ yếu ở các nước Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha...Phong cách xây dựng của Roman chủ yếu thiên về mái vòm cong kết hợp cùng những cột thức với những đường nét tinh xảo, độc đáo.
Cột thức của kiến trúc Roman cũng rất khác biệt. 


Cột thường được chia thành nhiều phần: chân cột và thân cột, tất cả được thiết kế theo kiểu bất đối xứng, hai đầu khác nhau. Các đầu cột thường được trang trí bằng các họa tiết hoa lá hoặc những hình học trộn vào nhau và thường có hình dạng cái đấu ngược. Đôi khi, một vài kĩ sư phá cách không trang trí những hoa văn thiên thiên nhàm chán nữa mà thay vào đó là cảnh người hoặc cảnh thú.


Những nhà thờ, tu viện, thánh đường của châu Âu được xây dựng vào thời đó đều mang phong cách kiến trúc Roman, tinh tế và đẹp đến ma mị. Có thể kể đến nhà thờ Saint-Sernin, Nhà thờ Saint Étienne.



3. Kiến trúc GothicRa đời ngay sau kiến trúc Roman, Gothic có rất nhiều chi tiết, lối kiến trúc tương đồng với Roman. Kiến trúc Gothic hay còn được gọi với tên khác là tác phẩm của người Pháp, được hình thành và phát triển từ nửa sau thời kì Trung Cổ ở Tây Âu. 


Kiến trúc Gothic thiên về những thiết kế mái nhọn với nhiều ô cửa sổ. Kể từ năm 1200 sau CN, người dân Châu Âu bắt đầu áp dụng phong cách kiến trúc này vào các công trình xây dựng nhà thờ, cung điện...Cho đến hiện tại, vẫn còn rất nhiều công trình xây dựng theo phong các Gothic còn tồn tại và được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới.



4. Kiến trúc Phục HưngKiến trúc Phục Hưng được hình thành từ khoảng giữa thế kỉ XIV đến đầu thế kỉ XVII ở các nước châu Âu. Kiến trúc Phục Hưng khi đó được coi là sự tái sinh và tiếp tục phát triển của một số tư tưởng kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Kiến trúc Phục Hưng cũng là cái gốc để kiến trúc Baroque kế tục và phát triển sau này.




Phong cách của kiến trúc Phục Hưng chủ yếu nhấn mạnh vào tính đối xứng, tỉ lệ, hình học, tính logic và hài hòa của từng chi tiết giống như phong cách kiến trúc của thời La Mã cổ đại.Các kiến trúc sư, danh họa bậc thầy thời Phục Hưng phải kể đến là Leonardo da Vinci, Raphael và Michelangelo...



Phong cách kiến trúc này thể hiện mạnh mẽ trong các tác phẩm kiến trúc hàng đầu thế giới vẫn còn tồn tại đến ngày nay như Đền thờ Pazzi, lâu đài Medici, quảng trường Capitole...

5. Kiến trúc BaroqueKiến trúc Baroque được bắt đầu hình thành vào cuối thế kỷ 17, tận dụng triệt để những ngôn ngữ của kiến trúc Phục Hưng để tạo dựng nên trường phái kiến trúc mới, với mục đích phô trương sức mạnh của nhà thờ và chính quyền chuyên chế.



Mục đích chính mà lối kiến trúc này muốn thể hiện là nhấn mạnh hiệu quả ảnh ảo, làm cho chiều sâu sâu hơn, chiều dài dài hơn. Kiến trúc được nhận ra dễ dàng bởi những hình oval đặc chưng. Nó xuất hiện ở hầu như tất cả mọi nơi từ những chi tiết uốn lượn đến các góc nhỏ, khuất trên cao.

Ngoài đặc điểm nhận biết là những hình oval, kiến trúc baroque còn có những đặc trưng nổi bật khác như những cột thức có kích thước lớn, chồng cao hai tầng, cửa sổ lướn hình chữ nhật, cửa nhỏ hơn hình tròn hoặc hình oval.
Ngoài 5 trường phái kiến trúc điển hình trên, vẫn còn rất nhiều trường phái kiến trúc độc đáo với nhiều công trình để đời như trường phái kiến trúc Moroc, kiến trúc nghệ thuật Art Nouveau, kiến trúc nghệ thuật Art Deco, kiến trúc Hy Lạp cổ, kiến trúc Rococo, kiến trúc hiện đại, tân cổ điện, hậu hiện đại, kiến trúc Nga, kiến trúc Phật giáo....

Comments