Kiến trúc Hy Lạp cổ đại và những công trình thay đổi lịch sử thế giới

Kiến trúc Hy Lạp được hình thành trên một vùng đất đai rộng lớn, dó đó các công trình vĩ đại thể hiện rõ nhất tinh thần của trường phái kiến trúc này cũng nằm rải rác ở nhiều khu vực. Các công trình được xây dựng chủ yếu lúc bấy giờ thường là sân vận động, quảng trường hoặc đền đài.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại với những nét đặc trưng riêng biệt

Kiến trúc Hy Lạp được biết đến với những quần thể kiến trúc quảng trường và đền thờ rất nổi tiếng. Quảng trường với những hình dạng nhất định và được bao phủ bên ngoài là những hàng cột 2 tầng. Đền thờ Hy Hạp cổ đại luôn mang đặc điểm chung là rất nhiều cột bao bọc vòng quanh phía bên ngoài và được chia làm 7 hướng thiết kế khác nhau.

Đền thờ cổ Hy Lạp
Một ngôi đền thờ cổ Hy Lạp


Mặt cắt những dạng đền thờ cơ bản của kiến trúc Hy Lạp cổ đại
Điều nổi bật nhất ở các công trình kiến trúc cổ Hy Lạp là những thức cột . Những thức cột Hy Lạp đã mang đến cho kiến trúc một hình thức, một sức sống, chịu đựng được thử thách của thời gian, biểu trưng cho vẻ đẹp trong sáng, khỏe mạnh và tinh tế của kiến trúc cổ điển. Thức cột Hy Lạp được xem như biểu tượng của kiến trúc cổ điển. Sau này, người La Mã cổ đại đã kế thừa cách thức xây dựng cột thức và phát triển, đồng thời sáng tạo thêm hai loại thức cột mới là Toscan và Composite.
Kiểu thức cột Doric
Kiểu thức cột Corinthian


Những công trình kiến trúc Hy Lạp làm thay đổi lịch sử nhân loại

Với lịch sử hình thành lâu đời, cùng với đánh giá là "cái nôi văn hóa của văn minh nhân loại" kiến trúc Hy Lạp cổ đại với những đường nét độc đáo, mang đậm nét đặc trung đã mang lại sức ảnh hưởng không nhỏ đến những thiết kế xây dựng trên toàn thế giới. 

Đền thờ
Nhắc đến Hy Lạp, ta có thể nghĩ ngay đến các đền thờ rất thu hút với nhiều thiết kế khác nhau. Sự phân chia cấu trúc này phụ thuộc vào các dạng cột thức được sử dụng khi xây dựng, bao gồm 3 loại cột: Doric, Lonic và Corinthian. Trong đó, Doric là cột thức được sử dụng nhiều nhất bởi tính kiên cố, vững chăc. Ta có thể thấy rõ điều này qua các di tích ở Sicily hoặc đền Parthenon...
Đền thờ được xây dựng theo thức cột Doric

Không giống như Doric, cột thức Lonic và Corinthian lại mang vẻ đẹp rất nhẹ nhàng, lộng lẫy và mềm mại. mang tính chất để trang trí nhiều hơn.

Sân vận động
Hy Lạp là quê hương của thế vận hội nên khi nhắc đến các công trình tiêu biểu của kiến trúc Hy Lạp cổ đại không thể không nói đến sân vận động. Trước kia, khi các trò chơi của thế vận hội chưa được lên ý tưởng, sân vận động chỉ đơn thuần để tổ chức các cuộc thi chạy nước rút. Và đường đua được sử dụng lúc đó chính là chiều dài của sân vận động được sử dụng.
Cấu trúc sân vận động của kiến trúc Hy Lạp cổ đại


Nhà hát
Người dân Hy Lạp luôn đặc biệt quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần nên ý tưởng về các nhà hát được ra đời từ rất sớm và luôn được hiện thực hóa. Thời kì này, nhà hát còn được xây dựng ngoài trời với diện tích rất lớn, dùng để phục vụ người dân những buổi hòa nhạc hoặc trình diễn nghệ thuật. Nhà hát của người Hy Lạp cổ đại lúc bấy giờ được thiết kế gồm 3 phần: sân khấu, không gian tròn và cuối cùng là chỗ ngồi. Với cách sắp xếp tinh tế, ghế được sắp theo hình bậc thang giúp khán giả ở xa vẫn có thể thưởng thức trọn vẹn màn biểu diễn. Lỗi sắp xếp ghế thông minh này ngày nay vẫn được áp dụng ở tất cả các sân vận động, hội trường và các nhà hát..
Nhà hát xây dựng vào thời Hy Lạp cổ đại


Cho đến ngày nay, kiến trúc Hy Lạp cổ đại vẫn được sử dụng rất nhiều mặc dù đã ra đời thêm rất kiều lối kiến trúc độc đáo đầy sáng tạo. Kiến trúc Hy Lập vẫn luôn là một hình tượng đầy uy lực trong nghệ thuật kiến trúc thế giới, thu hút tất cả ánh nhìn. Nét đẹp này chắc chắn sẽ còn được bảo tồn và lưu giữ mãi với thời gian.

Comments