Kiến trúc Ai Cập cổ đại với Kim Tự Tháp vĩ đại đầy bí ẩn

Kim tự tháp ai cập


Đế chế Ai Cập cổ đại là một trong những đế chế ra đời sớm nhất ở lưu vực sông Nin vùng đông bắc châu Phi. Nền văn minh và kiến trúc Ai Cập cổ đại là một trong những thành tựu văn hóa cổ xưa nhất và rực rỡ nhất của nhân loại.

Kiến trúc Ai Cập cổ đại - nền văn minh cổ xưa và rực rỡ nhất nhân loại

Kiến trúc Ai Cập cổ đại được hình thành từ nền văn minh sớm nhất và rực rỡ nhất của nhân loại. Đặc trưng thường thấy của những công trình kiến trúc Ai Cập là quy mô lớn, kích thước đồ sộ, rất huyền bí và ma mị. Có thể thấy rõ điều này qua những Kim Tự Tháp Ai Cập. Nhắc đến kiến trúc Ai Cập cổ đại ta không thể bỏ qua sự khóe léo trong nghề làm đá với các vật liệu đa dạng như đá vôi, đá sa thạch, đá đen, đá thạch anh, đá hoa cương...Các công trình bằng đá thể hiện được sự tài hoa, khéo léo của những kĩ sư, những nghệ nhân đá thời đó.


Kiến trúc lâu đài, dinh thự của vua chúa được xây dựng bằng gỗ, tường gạch, phía trong thường được trang trí bằng tranh tường. Các cung điện được xây dựng rất nguy nga, chú ý nhấn mạnh vào trục dọc cùng các cột thức. Các cột thức của kiến trúc thời đó chú yếu mô tả con người và thiên nhiên cây cối, cụ thể là cột hoa sen, cột cây kê...

Những bí ẩn chưa được giải đáp của Kim Tự Tháp Ai Cập

Kim Tự Tháp Ai Cập là một công trình kiến trúc vĩ đại của Ai Cập nói chung và nhân loại nói riêng. Đây cũng là kỳ quan thế giới duy nhất còn tồn tại trong số 7 kì quan của thế giới cổ đại. Khu lăng mộ Giza (quần thể kim tự tháp duy nhất còn tồn tại) được xây dựng vào khoảng thế kỉ 26 TCN, bao gồm 3 kim tự tháp nhỏ và chiều cao của đỉnh kim tự tháp cao nhất là 145,75m. 

Tương truyền, Kim Tự Tháp được xây dựng để làm nơi yên nghỉ của nhà vua. Mỗi Kim Tự Tháp phải được xây dựng thật nguy nga bởi đó là nơi ở của vua ở thế giới bên kia. Còn rất nhiều bí ẩn xoay xung quanh những kim tự tháp này mà các nhà khoa học qua nhiều thế kỉ vẫn chưa lí giải được hết.


1. Chất liệu tạo nên vữa kết dính
Các kim tự tháp đã được xây dựng cách đây từ rất lâu và cùng thời với nó là 6 kì quan cổ đại khác. Thế nhưng, đến hiện tại 6 kì quan kia đều đã bị thời gian phá hủy hết. Chỉ còn lại duy nhất Kim tự tháp. Nguyên nhân do đâu?


Kim tự tháp vốn dĩ có thể trường tồn với thời gian, thách thức vầng nhật nguyện với những biến đổi khắc nghiệt của thời tiết bởi người Ai Cập cổ đại khi đó đã sáng chế ra một loại vữa có độ kết dính cao. Cho đến tận ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được những thành phần được sử dụng trong loại vữa tuyệt vời đó.


2. Cách thức vận chuyển những tảng đá khổng lồ
Tất cả các kim tự tháp đều được xây dựng bằng cách ghép những khối đá lớn đã được điêu khắc thành hình vuông nhất định. Théo nhiên cứu của các nhà khoa học Đại kim tự tháp Giza được xây bởi 2.300.000 khối đá, mỗi khối đá có trọng lượng trên 50 tấn. Thế nhưng, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được phương pháp người Ai Cập cổ đại đã sử dụng để di chuyển những khối đá đó. Nhiều nghiên cứu đưa ra giả thiết rằng người Ai Cập đã dựa vào sức nước để vận chuyển. Tuy nhiên, giả thiết này không được đánh giá cao. Giả thiết, dùng sức người kết hợp với đòn bẩy và ván trượt được đánh giá cao hơn cả. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải giả thiết được chấp nhận và được coi là cách thức vận chuyển chính thống thời đó.



3. Thăng bằng nhiệt độ
Ai Cập là vùng đất có nhiệt độ trung bình năm rất cao do nằm giữa vùng xa mạc nắng nóng. Tuy nhiên, nhiệt độ bên trong của kim tự tháp lại luôn ổn định ở mức 20 độ. Nhiều giả thiết cho rằng vì cấu trúc của kim tự tháp được xây dựng bằng đá nên nhiệt độ thấp hơn bên ngoài là chuyện rất bình thường. Thế nhưng, việc nhiệt độ luôn ổn định như thế thì chưa nhà khoa học nào có thể lí giải được.



4. Những lời nguyền được khắc bằng chữ tượng hình
Người Ai Cập luôn truyền tai nhau rằng, khi các Pharaong chuẩn bị xây dựng lăng mộ riêng cho mình, họ thường chuẩn bị những lời nguyền hoặc những sự kiên mật truyền bằng chữ tượng hình, sau đó khắc lên các tảng đá. Những lời nguyền đó dành để trừng trị những kẻ nào dám xâm phạm vào lăng mộ với bất kì mục đích gì, đặc biệt là ăn trộm của cải. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng những lời truyền đó không hề có căn cứ xác thực, cụ thể là kim tự tháp Giza, họ không hề tìm thấy bất kì dấu vết nào của chữ tượng hình được khắc lên đá.



5. Cánh tay bọc vải
Vào năm 1901, Flinders Petrie, nhà sử học người Anh là người đầu tiên khám phá ra lăng mộ của Pharaong Djer. Trong khi khám phá về lăng mộ, ông đã phát hiện ra một cánh tay được bọc bằng vải băng để ở lỗ hổng trên tường. Cho đến bây giờ, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được cánh tay đó là của nhân vật đặc biệt nào hay chỉ là tay của một tên trộm xấu số nào đó, trong khi vào kim tự tháp để trộm kho báu đã bị bắt giữ.


Vẫn còn rất nhiều bí ẩn và những lời đồn đoán xung quanh kim tự tháp mà khoa học chưa thể lí giải được hết nhưng trên hết nơi đây vẫn là một kì quan tuyệt đẹp và là một tuyệt tác của con người tạo nên. Đồng thời nó cũng khẳng định đẳng cấp về kiến trúc Ai Cập cổ đại và sự thông minh, sáng rạo của người dân Ai Cập lúc bấy giờ.

Comments